Vcil Travel School Ladakh VII: Du Lịch Tỉnh Thức và Lối Sống Bền Vững
CN, 10 thg 8
|Ladakh Division
Vcil Travel School: Ladakh - Mindful Travel & Sustainable Living ra đời để thay đổi thực trạng này, để mang hình ảnh một Ladakh đầy đủ trọn vẹn và sâu sắc hơn, để du khách và người dân địa phương đều hưởng lợi từ hoạt động du lịch học tập, để du lịch và kinh tế vùng đất trở nên bền vững hơn


Thời gian & Địa điểm
7:00 10 thg 8, 2025 – 11:00 23 thg 8, 2025
Ladakh Division, Ladakh, India
Giới thiệu về sự kiện
Đăng ký Hội viên để nhận được ưu đãi tham gia chương trình chỉ từ 15.860.000 vnd: https://nas.io/vcilmembers
Ladakh ắt hẳn là cái tên quen thuộc với "dân phượt", một vùng đất của những tu viện huyền bí sừng sững vắt trên những vách núi, vùng đất của thiên nhiên núi đồi hùng vĩ, bầu trời trong vắt đến được mệnh danh là thiên đường trần thế, vùng đất của những con đèo chông chênh hơn 3500-5000m, khí hậu khắc nghiệt với nhiệt độ thấp quanh năm như một thử thách hấp dẫn với những ai muốn chính phục. Ladakh, vùng đất được mệnh danh là tiểu Tây Tạng, nằm giữa hai ngọn núi cao nhất thế giới, Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) và Karakoram (Khách Lạt Côn Lôn) được nhắc đến trong nhiều bộ phim tài liệu như một vùng đất của sự hạnh phúc, lối sống bền vững bất chấp những khó khăn của tự nhiên, khí hậu. Trong quá khứ, Ladakh là một trạm dừng chân trung chuyển trong hành trình của những nhà buôn trên Con đường Tơ Lụa Á - Âu, với vị trí đặt biệt trên dãy Himalaya, Ladakh kết nối Trung và Nam Á, Đông và Tây Á, cũng là cầu nối giữa thế giới Hồi giáo với các quốc gia Phật Giáo.
Ladakh đóng cửa với phần còn lại của thế giới đến năm 1974 trước khi được mở cửa cho khách du lịch. Từ đó đến nay, Ladakh không ngừng "phát triển" và thu hút nhiều sự chú ý của không chỉ khách du lịch mà rất nhiều nhà làm phim, đặc biệt là phim tài liệu, cùng nhiều học giả, nhà nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ đến học tập, nghiên cứu, làm việc, không chỉ đóng góp cho vùng đất này mà còn chia sẻ những công trình, bộ phim cho thế giới hiểu rõ hơn về vùng đất bí ẩn này. Đặc biệt, từ sau khi Tây Tạng rơi vào tay Trung Quốc, Ladakh đặc biệt nổi lên hấp dẫn và thu hút những người nghiên cứu về văn hoá Tây Tạng, bởi vì ngoài việc có kết nối và xuất xứ văn hoá lâu đời với Tây Tạng thì Ladakh là vùng đất có phần đông dân cư thực hành theo Phật Giáo Tây Tạng, với đông đảo người dân Tây Tạng tị nạn sống khắp Ladakh, đặc biệt là thủ phủ Leh với 12 khu tị nạn. Bởi vị trí địa lý hết sức đặc biệt trên dãy Himalaya, là cầu nối nên tôn giáo, tộc người và văn hoá cũng không kém phần đa dạng, với dân cư phần phía đông Leh chủ yếu theo Phật Giáo Tây Tạng, dân cư phần phía Tây ở Kargil theo Hồi Giáo nên di sản tôn giáo của Ladakh cũng hết sức đa dạng.
Ngày nay, Ladakh còn là một căn cứ quân sự quan trọng của Ấn Độ bởi vị trí chiến lược đặc biệt nằm giữa Pakistan và vùng Tây Tạng của Trung Quốc, các xung đột biên giới vẫn luôn tiềm ẩn. Trên khắp Ladakh là các khu quân sự của chính phủ Ấn Độ. Nhưng một mặt khác, Ladakh là một địa danh du lịch thu hút một lượng lớn khách du lịch hàng năm, nền kinh tế từ việc tự cấp tự túc, kiến trúc bản địa bền vững với đất, đá, gỗ chuyển sang phụ thuộc vào kinh doanh du lịch đại trà với những khách sạn, nhà nghỉ xây dựng bằng xi măng, cốt thép mọc lên khắp nơi. Khách du lịch đến Ladakh rất nhiều, nhưng ít người dành đủ thời gian và trải nghiệm để có thể thấu hiểu và kết nối với vùng đất và con người nơi đây, để có thể nhìn thấy thực trạng các vấn đề của du lịch đại trà, biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế thiếu bền vững và những nỗ lực của người dân địa phương và bạn bè quốc tế để xây dựng, tái tạo vùng đất quan trọng và xinh đẹp này gìn giữ cho các thế hệ sau.
Chúng tôi thật sự giật mình với câu nói của Cô bạn Ladakh: "Trong bức ảnh của các du khách đến Ladakh, thiếu gương mặt của người Ladakh". Vcil Travel School: Ladakh - Mindful Travel & Sustainable Living ra đời để thay đổi thực trạng này, để mang hình ảnh một Ladakh đầy đủ trọn vẹn và sâu sắc hơn, để du khách và người dân địa phương đều hưởng lợi từ hoạt động du lịch học tập, để du lịch và kinh tế vùng đất trở nên bền vững hơn cũng như để chúng ta kết nối sâu sắc hơn với con người và vùng đất, đồng thời tìm hiểu học tập những giải pháp mà Ladakh đang nghiên cứu áp dụng về phát triển bền vững, xây dựng tự nhiên, năng lượng tái tạo, thực phẩm sạch, những giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu, với thời tiết khắc nghiệt vùng núi cao.
Xuyên suốt 14 ngày của chương trình, chúng tôi mời bạn thực hành đi chậm lại trong hành trình khám phá, kết nối với người dân Ladakh nhiều hơn, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người địa phương. Chúng tôi mời bạn khám phá nét đẹp của cảnh quan tự nhiên với con thung lũng Nubra, với đèo Khardung La - một trong những con đèo cao nhất thế giới mà xe có thể chạy được, với các tu viện hàng trăm năm như được khắc vào những vách đá, với khu phố cổ mê cung với những công trình được xây bằng đất, đá và gỗ. Chúng tôi mời bạn đến ở cùng với các học sinh ở một ngôi trường giáo dục thay thế dành riêng cho các bạn "thi trượt lớp 10" - nơi truyền cảm hứng cho bộ phim "Ba Chàng Ngốc - 3 Idiots", tham gia các workshop học tập, nghiên cứu các vấn đề và tìm hiểu các giải pháp, thực hành kể chuyện về Ladakh một cách khác biệt dưới con mắt của bản thân và trải nghiệm cá nhân của bạn.
Chào mừng bạn đến với hành trình VCIL Travel School tại Ladakh!
Lịch trình (dự kiến):
Ngày 1: Đến Leh. Nghỉ ngơi thích nghi với môi trường, khí hậu Ladakh ở độ cao 3500m
Ngày 2 : KHÁM PHÁ & TÌM HIỂU VỀ LEH - thủ phủ của Ladakh (Leh trong quá khứ và hiện đại) - KIẾN THỨC NỀN TẢNG VỀ VÙNG ĐẤT
Sáng: Khám phá khu phố cổ và tìm hiểu di sản của Leh trong quá khứ.
- Old Town/Heritage Walk by LAMO
- LAMO Center
- Bảo tàng Trung Á (Central Asian Museum)
Chiều: Thực trạng phát triển Ladakh hiện nay
- Workshop về sự phát triển và tình hình hiện tại của Ladakh + Hỏi đáp liên quan
- Tìm hiểu về thực trạng phát triển và các vấn đề ở Ladakh
Ngày 3 : PHẬT GIÁO TÂY TẠNG ở Ladakh (Vai trò của Phật Giáo trong đời sống người dân Ladakh)
- Tìm hiểu về Phật Giáo Tây Tạng ở Ladakh, vùng đất được mệnh danh là Tiểu Tây Tạng thông qua việc tham quan các đền chùa
Ngày 4-5-6-7: ĐỜI SỐNG BẢN ĐỊA l Di chuyển tới làng Tamachik
- Sống và làm việc cùng người dân địa phương ở làng
- Tim hiểu về nông nghiệp truyền thống | Nông nghiệp bền vững
- Tìm hiểu về lối sống bền vững của những
- Tìm hiểu về kiến trúc và nhà cửa truyền thống, bản địa
- Thực phẩm địa phương (Local Food)
Ngày 7-8-9-10: GIÁO DỤC THAY THẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP BỀN VỮNG ở SECMOL
Trải nghiệm giáo dục thay thế và lối sống sinh thái ở SECMOL
Workshop về lối sống sinh thái (hoặc xây dựng bằng vật liệu tự nhiên)
Workshop/trải nghiệm về giáo dục thay thế
Ngày 11,12,13 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LADAKH
Ngày 11: Đi tới Thung Lũng Nubra (Nubra Valley)
- Đèo Khardung La (Khardung La Pass) - một trong những con đèo cao nhất thế giới
- Diskit Gompa
- Hunder / Sand Dunes
Ngày 12: Khám phá Hunder/Diskit và đời sống người dân trong sự phát triển du lịch
- Ở và trò chuyện với người dân địa phương
Ngày 13: TRỞ VỀ LEH & CHIÊM NGHIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
Thảo luật về thực trạng phát triển du lịch ở Ladakh
Giải pháp phát triển du lịch bền vững và liên hệ với địa phương mỗi người
Ngày 14: Trở về nước.
* Trên đây là chương trình dự kiến, nội dung có thể thay đổi chút ít tuỳ theo thực tế.
Video recap Vcil Travel School Ladakh 2024:
Bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết Sổ tay Vcil Travel School Ladakh tại đây:
* Đơn vị tổ chức: Vcil Community (Vietnam) & Local Futures
* Đồng hành bởi: LAMO Center, SECMOL
Bên cạnh đó, VCIL Travel School ở Ladakh sẽ tổ chức hai chương trình vào trong năm 2025, với hai khoảng thời gian dự kiến như sau. Và mỗi chương trình sẽ có lựa chọn tham gia một phần - kéo dài 9 ngày, phù hợp với những cá nhân tham dự ngắn ngày hơn:
- Chương trình tháng 4 (đã đóng đơn đăng ký):
+ Toàn bộ chương trình (14 ngày): từ ngày 25/04/2025 đến ngày 08/05/2025.
+ Chương trình ngắn hạn (9 ngày): từ ngày 25/04/2025 đến ngày 03/05/2025.
- Chương trình tháng 8:
+ Toàn bộ chương trình (14 ngày): từ ngày 10/08/2025 đến ngày 23/08/2025.
+ Chương trình ngắn hạn (9 ngày): từ ngày 10/08/2025 đến ngày 18/08/2025.
* Chi phí tham dự dành cho Hội viên:
- Tham gia toàn bộ chương trình (14 ngày): 840 USD (tương đương 21.900.000 Vnd)
- Tham gia chương trình ngắn hạn (9 ngày): 610 USD (tương đương 15.850.000 Vnd)
* Chi phí tham dự dành cho công chúng:
- Tham gia toàn bộ chương trình (14 ngày): 1000 USD (tương đương 26.000.000 Vnd)
- Tham gia chương trình ngắn hạn (9 ngày): 690 USD (tương đương 17.940.000 Vnd)
Để nhận được giá ưu đãi dành cho Hội viên, bạn có thể đăng ký tại đây: https://nas.io/vcilmembers
Chi phí cho chuyến đi bao gồm:
1) Chỗ ở và di chuyển theo lịch trình chương trình tại Ladakh
2) Ba bữa ăn mỗi ngày trong suốt chuyến đi
3) Tài liệu học tập và hậu cần
4) Bảo hiểm du lịch
5) Chi phí tổ chức và thiết kế chương trình
6) Chi phí khách mời và người hướng dẫn
7) Giấy phép vào các khu vực ở Ladakh
Chi phí KHÔNG BAO GỒM:
1) Vé máy bay khứ hồi đến Ladakh
2) Phí visa Ấn Độ
Sau khi hoàn thành form đăng kí, dựa trên các tiêu chí phù hợp với chương trình, chúng mình sẽ có thể liên hệ với bạn để thực hiện phỏng vấn cho chuyến đi.
Hỗ trợ tài chính: Vcil Communiy cũng hỗ trợ tài chính dành cho những cá nhân có nhu cầu.
Nếu bạn đăng ký đăng ký thông thường cho chương trình 14 ngày, bạn cần thanh toán 50% phí tham dự trước 10/07/2025 và thanh toán trả góp phần còn lại trong vòng 6 tháng.
Nếu bạn đăng ký đăng ký thông thường cho chương trình 08 ngày, bạn cần thanh toán 70% phí tham dự trước 10/07/2025 và thanh toán trả góp phần còn lại trong vòng 6 tháng.
* Lưu ý:
- Chương trình chỉ có thể diễn ra nếu có ít nhất 6 người tham gia với đóng góp đầy đủ phí tổ chức.
- Ở độ cao trên 3500m, với thời tiết lạnh khô quanh năm, các bạn tham gia vui lòng cân nhắc đảm bảo sức khoẻ trước và trong quá trình tham gia.
Thông tin liên hệ và giải đáp thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Facebook: www.facebook.com/vcil.education
- Whatsapp/Phone: +84.918580257 (Trinh Thai) hoặc +84.83243541 (Huy Hoang)
- Email: trinh.thai@vcil.education hoặc huy.hoang@vcil.education